01/07/2022

Lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Dự án về giảm thiểu phát thải và tác động của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), hóa chất nguy hại và thủy ngân thông qua quản lý vòng đời sản phẩm và nhãn sinh thái

Ngày 2/6/2022, Tổng cục môi trường (Bộ Tài nguyên & môi trường) đã bắt đầu triển khai lấy ý kiến góp ý của Bộ ngành, hiệp hội và các doanh nghiệp về Dự án "Giảm thiểu phát thải và tác động của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), hóa chất nguy hại và thủy ngân thông qua quản lý vòng đời sản phẩm  và nhãn sinh thái", do Bộ phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) để xây dựng và trình Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) phê duyệt. Dự án được xây dựng nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng bền vững thông qua việc giảm thiểu sử dụng và phát thải các chất POP, các chất POP phát sinh không chủ định (UPOP) và thủy ngân trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm thuộc một số ngành chính như nhựa, dệt may trong đó được hỗ trợ bởi hệ thống nhãn sinh thái, cơ chế và tài chính xanh và mua sắm công xanh. Dự án được triển khai trong vòng 4 năm từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2026.

Xem toàn văn bản kế hoạch Dự án (tiếng Anh) TẠI ĐÂY

Cấu trúc bản Kế hoạch bao gổm:

  • Giới thiệu chung
  • Ảnh hưởng tiềm tàng đến môi trường và xã hội
  • Khung pháp lý và cơ chế cho các vấn đề môi trường và xã hội
  • Các quy trình đánh giá và quản lý rủi ro
  • Sự tham gia của các bên liên quan và quy trình công bố thông tin
  • Cơ chế xử lý khiếu nại
  • Hoàn thiện cơ chế và phát triển năng lực
  • Cơ chế giám sát và đánh giá
  • Kế hoạch hành động

Kế hoạch hành động nêu trên xây dựng mục tiêu từ năm thứ 2 đến Quý 1 năm thứ 3 như sau:

  • Tăng cường các quy định môi trường về quản lý các chất POP, xây dựng và thực hiện các chính sách về nhãn sinh thái, và quản lý vòng đời các chất POP và thủy ngân.
  • Xây dựng khung cơ chế tài chính xanh, tiến đến nền sản xuất không sử dụng POP và thủy ngân.
  • Sản xuất và thiết kế bền vững các sản phẩm nhựa, polymer, sơn, sản phẩm gia công kim loại nhằm mục đích ngăn chặn việc sử dụng và thải các chất POP ra ngoài môi trường
  • Thúc đẩy cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR:Extended Producer Responsibility ) và quản lý tuổi thọ sản phẩm (EOL:End of Life), nhằm thay thế các sản phẩm có chứa thủy ngân bằng các sản phẩm không chứa thủy ngân

Nguồn: E&H tổng hợp - 2.6.2022

Chia sẻ
Quan tâm
×

Đăng nhập

Quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản?? Đăng ký
Đăng ký hội viên miễn phí