
Chiều 18/6/2022, tại số 193, tổ dân phố Châu Xuyên (phường Lê Lợi, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang), Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường thuộc Công an tỉnh Bắc Giang phát hiện ông Nguyễn Khắc Trung vận chuyển 4.875kg chất lỏng màu xanh chứa trong 4 thùng nhựa màu trắng (loại 1m3), đã qua sử dụng, không có tem nhãn, bên ngoài có đai kim loại bảo vệ trên 2 xe ô tô tải biển kiểm soát 98C-117.88 và biển kiểm soát 98C 194.23 từ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh về địa chỉ số 193, tổ dân phố Châu Xuyên, phường Lê Lợi, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang để tiến hành xử lý chất thải.
Ngày 20/7/2022, UBND tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Nghị định 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực từ ngày 25/8/2022 tới đây. Đó là thời điểm Nghị định có hiệu lức chứ không phải thời điểm áp dụng chế tài xử phạt. Cũng giống như Luật Bảo vệ Môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, nhưng một số chế định ghi trong Luật thực hiện có lộ trình.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân thành 3 loại: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; CTRSH khác.
Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn, Luật khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi. Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH. Chất thải thực phẩm không dùng làm phân bón phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH. CTRSH khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH… Bao bì này là cơ sở quản lý việc phân loại và thông qua giá của bao bì để thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định

Ngày 13/7/2022: Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/1/2020 hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi. Theo đó Nghị định bổ sung Điều 32c điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi:
- Có thiết bị, dụng cụ để bảo quản sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cung cấp.
- Nơi bày bán, kho chứa sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tách biệt hoặc

Ngày 21/5/2022, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh Quảng Ninh kiểm tra trạm sản xuất bê-tông nhựa Asphalt của Công ty TNHH Hòa Hiệp, có địa chỉ ở xã Đài Xuyên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, phát hiện công ty có hành vi vi phạm xả thải khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần vào môi trường, cụ thể: bụi tổng khí thải tại ống xả thải

UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định 1788/QĐ-UBND ủy quyền cho Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp (KCN) Đà Nẵng (DHPIZA) thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường đối với các các dự án đầu tư trong Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung và các KCN trên địa bàn TP Đà Nẵng.
DHPIZA được ủy quyền thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định ĐTM, cấp Giấy phép môi trường.
Theo đó, DHPIZA có trách nhiệm

Ngày 7/7/2022, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP: Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó Nghị định gồm 4 chương, 78 điều Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/8/2022 và sẽ thay thế Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Nghị định 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của

Báo cáo dự thảo, đại diện Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường cho biết: Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại dựa trên các yêu cầu xử lý và theo 3 nhóm, cụ thể: Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác. Tùy theo từng khu vực, tính chất và nguồn phát sinh rác thải, trình độ dân trí, điều kiện đầu tư trang thiết bị, quy mô công nghệ xử lý chất thải sau phân loại… có thể lựa chọn những phương thức phân chia theo nhóm chất thải khác nhau cho phù hợp với từng khu vực thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Tại các địa phương có thể phân chia thêm thành các nhóm chất thải như: Chất thải nguy hại; chất thải cồng kềnh; chất thải thuộc nhóm sản phẩm, bao bì tái chế theo trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu.
Tại cuộc họp, đại diện các đơn vị liên quan đã chia sẻ, góp ý về các nội dung trong dự thảo. Đa số các ý kiến đều cho rằng

Ngày 23/6/2022, UBND thành phố ban hành Quyết định 1686/QĐ-UBND về việc ủy quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
Theo đó, UBND thành phố ủy quyền cho Giám đốc Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ phê duyệt Kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo quy định.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đúng các nội dung được ủy quyền theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố và trước pháp luật về việc thực hiện các nội dung được ủy quyền. Tổng hợp số liệu và báo cáo định kỳ đến UBND thành phố về thực hiện các nội dung được ủy quyền trước 31/12 hằng năm.
Cùng ngày, UBND thành phố ban hành Quyết định 1685/QĐ-UBND về ủy quyền thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường, cấp, cấp đổi, cấp điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường.
Theo đó

Chiều 13/6/2022, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Theo đó, tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) sẽ trình Quốc hội thông qua 6 luật, trong đó có Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Quốc hội quyết nghị, tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), trình Quốc hội thông qua 6 luật, 1 nghị quyết, bao gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Trình Quốc hội cho ý kiến về 6 dự án Luật gồm: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); ...

Ngày 27/5/2022, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1785/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện một số nội dung liên quan đến các thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường. Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày 31/5/2024.
Theo quyết định, UBND thành phố ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền thẩm định của UBND thành phố theo quy định của pháp luật trình UBND thành phố phê duyệt; thực hiện đăng tải, tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư trên Cổng thông tin điện tử, trừ các dự án đầu tư thuộc bí mật Nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Sở Tài nguyên và Môi trường được phép tổ chức thẩm định cấp giấy phép môi trường, cấp đổi giấy phép môi trường, cấp điều chỉnh giấy phép môi trường, cấp lại giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định của UBND thành phố theo quy định của pháp luật trình UBND thành phố phê duyệt; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp phép môi trường, giấy phép môi trường lên Cổng thông tin điện tử

Ngày 7/6/2022, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg - Phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Theo đó:
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển KTTH nhằm tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường hiệu quả, tính gắn kết tuần hoàn giữa các doanh nghiệp và ngành kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu của doanh nghiệp và chuỗi cung ứng trước các cú sốc từ bên ngoài, nhằm góp phần đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất

Ngày 9/6/2022, Tổng cục môi trường đăng tải nội dung hướng dẫn thực hiện Luật BVMT 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT trên website thông qua hình thức văn bản giải đáp thắc mắc các nội dung về: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá sơ bộ tác động môi trường, tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và đăng ký môi trường.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI vừa phát động Chương trình Đánh giá, Công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (CSI) năm 2022. Đây là chương trình thường niên do VCCI phối hợp với Bộ TN&MT, Bộ LĐTB&XH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức, nhằm tập hợp và biểu dương các doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm trên cả 3 khía cạnh toàn diện: kinh tế - xã hội - môi trường.
Để có thể lựa chọn các doanh nghiệp xứng đáng tôn vinh, VCCI đã đưa ra Bộ chỉ số CSI 2022 với 130 chỉ số, chia thành 5 phần:
- Tổng quan doanh nghiệp;
- Kết quả hoạt động kinh tế - môi trường - lao động, xã hội chính;
- Chỉ số Quản trị;
- Chỉ số Môi trường;
- Chỉ số Lao động - Xã hội.
Theo đó, các chỉ số môi trường nhấn mạnh nội dung kiểm kê phát thải khí nhà kính (không bao gồm toàn bộ chuỗi cung ứng), chuyển đổi và áp dụng kinh tế tuần hoàn, quản lý chất thải rắn trong công nghiệp. Ngoài việc đánh giá và công bố 100 doanh nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định xử phạt hành với Chi nhánh Công ty CP Công nghệ viễn thông Sài Gòn (Saigontel) có trụ sở tại Khu công nghiệp Đại Đồng- Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, Bắc Ninh do ông Vũ Ngọc Anh- người đứng đầu chi nhánh làm đại diện pháp luật do vi phạm về xả thải ra môi trường. Theo đó, Chi nhánh Công ty CP Công nghệ viễn thông Sài Gòn (Saigontel) đã có 2 hành vi vi phạm:
- Hành vi thứ nhất: Xả nước thải có chứa thông số tổng Nitơ vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 3 lần tại điểm xả nước thải của Nhà máy xử lý nước thải Hải Quân. Hành vi này bị xử phạt số tiền 420 triệu đồng được quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
- Hành vi vi phạm thứ 2: Xả nước thải có chứa thông số ...

Ngày 6/6/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng cho biết, đang mời các nhà đầu tư đăng ký quan tâm thực hiện dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1.000 tấn/ngày - đêm tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn TP Đà Nẵng theo hình thức PPP. Dự án nhằm góp phần đạt được mục tiêu xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường giai đoạn 2021 - 2025, hướng đến đô thị sinh thái, áp dụng công nghệ xử lý chất thải tổ hợp (bao gồm phân loại, xử lý chất thải sau phân loại), giảm diện tích chôn lấp, tạo ra các sản phẩm có ích.
Theo đó, dự kiến tổng mức đầu tư dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn là hơn 802,991 tỷ đồng.
Công suất thiết kế dự án 1.000 tấn rác sinh hoạt/ngày - đêm, thời gian thực hiện dự kiến năm 2023 – 2024, tại phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) với tổng diện tích

Sáng 3/6/2022 tại Khách sạn Novotel Suites Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức “Hội thảo tham vấn dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”.
Hội thảo được tổ chức theo hai hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của hơn 300 đại biểu là đại diện các bộ, ngành, Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp và các doanh nghiệp, hiệp hội tái chế, xử lý chất thải.
Theo dự thảo Thông tư, nguồn tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải gồm: Nguồn thu từ nhà sản xuất, nhập khẩu đóng góp hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì; Nguồn thu từ nhà sản xuất, nhập khẩu đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải; Các khoản thu từ nhà sản xuất, nhập khẩu khắc phục hành vi vi phạm hành chính quy định về trách nhiệm tái chế, xử lý chất thải; Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của

Tổng cục Môi trường đang phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) để xây dựng và trình Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) phê duyệt Dự án "Giảm thiểu phát thải và tác động của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), hóa chất nguy hại và thủy ngân thông qua quản lý vòng đời sản phẩm và nhãn sinh thái" trong chu kỳ GEF7.
Dự án được xây dựng nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng bền vững thông qua việc giảm thiểu sử dụng và phát thải các chất POP, các chất POP phát sinh không chủ định (UPOP) và thủy ngân trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm thuộc một số ngành chính như nhựa, dệt may trong đó được hỗ trợ bởi

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng chuyên sản xuất sợi, vải dệt thoi, hoàn thiện sản phẩm dệt và may trang phục với hàng ngàn lao động. Công ty có địa chỉ trụ sở chính tại lô số 1, KCN Tam Thăng, TP Tam Kỳ, Quảng Nam. Công ty Panko Tam Thăng đã bị xử phạt 130 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính, tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng, mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng đối với công trình Nhà máy xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp Tam Thăng; vi phạm quy định tại điểm c, khoản 7, Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ....

Ngày 30/5/2022, Chính phủ vừa ban hành nghị định số 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Nghị định gồm 08 Chương, 76 Điều, quy định những vấn đề chung; đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp, khu kinh tế; chính sách phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; một số loại hình khu công nghiệp và khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị; hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế; quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; và điều khoản thi hành.
Theo đó, Chính phủ đã bãi bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Như vậy, khu công nghiệp được xác định là đã được thành lập kể từ ngày cấp có thẩm quyền:...

UBND tỉnh Phú Thọ vừa ra Quyết định số 1387/QĐ-XPHC về xử phạt vi phạm hành chính 330 triệu đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần may Pearl Việt Nam, có địa chỉ tại số 469, đường Nguyễn Du, phường Dữu Lâu, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Công ty đã có hành vi “Xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần đến dưới 05 lần trong trường hợp thải lượng nước thải thải từ 20m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40m3/ngày (24 giờ)”. Theo điểm d, khoản 4, điều 13 ...

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thanh - kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt đối với các doanh nghiệp chưa kê khai, nộp tiền “hỗ trợ xử lý chất thải” vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo quy định.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định hướng dẫn thi hành luật, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các loại sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó tái chế (như thuốc bảo vệ thực vật, kẹo cao su, tã bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt, thuốc lá...) đều phải nộp bản kê khai trước ngày 31/3 và nộp tiền hỗ trợ xử lý chất thải vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trước ngày 20/4/2022. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có danh sách của các doanh nghiệp không tuân thủ, tới đây sẽ tiến hành thanh, kiểm tra