
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp đang được Bộ Khoa học và Công nghệ soạn thảo và xin ý kiến góp ý
Dự thảo nêu rõ danh mục và lộ trình thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ:
1. Không cho phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh các thiết bị có hiệu suất năng lượng không đáp ứng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu quy định tại các Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), như:
- Nhóm thiết bị gia dụng: Bóng đèn huỳnh quang compact TCVN 7896:2015; balát điện tử dùng cho bóng đèn huỳnh quang TCVN 7897:2013; balát điện từ dùng cho bóng đèn huỳnh quang TCVN 8248:2013; bóng đèn huỳnh quang ống thẳng TCVN 8249:2013; quạt điện TCVN 7826:2015; tủ mát, tủ lạnh và tủ đông TCVN 7828:2016; máy giặt gia dụng TCVN 8526:2013; nồi cơm điện TCVN 8252:2015; đèn LED TCVN 11844:2017; bình đun nước nóng có dự trữ TCVN 7898:2018 (thời gian áp dụng từ khi quyết định này có hiệu lực);Bếp hồng ngoại TCVN 13373:2021; bếp từ TCVN 13372:2021 (thời gian áp dụng từ ngày 01/01/2025);Máy điều hòa không khí không ống gió TCVN 7830:2015 (thời gian áp dụng từ khi quyết định này có hiệu lực đến ngày 31/12/2024);Máy điều hòa không khí không ống gió TCVN 7830:2021 (thời gian áp dụng từ ngày 01/01/2025);Máy thu hình TCVN 9536:2012 (thời gian áp dụng từ khi Quyết định này có hiệu lực đến ngày 31/12/2024);Máy thu hình TCVN 9536:2021 (thời gian áp dụng từ ngày 01/01/2025).
- Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại:

Ngày 02 tháng 06 năm 2022 tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức Lễ ra mắt Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2021. Thứ trưởng Bộ Công Thương ông Đặng Hoàng An và Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam ông Kim Højlund Christensen đồng chủ trì sự kiện.
Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2021 (EOR 21) được biên soạn với sự hợp tác chặt chẽ giữa Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) và Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA). Đây là lần thứ ba công bố báo cáo trong chuỗi các ấn phẩm Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam thuộc khuôn khổ Chương trình Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch (DEPP) xây dựng. Bên cạnh Báo cáo chính, các báo cáo nền cung cấp các số liệu phân tích chi tiết về các khía cạnh kỹ thuật, triển vọng thị trường cũng được giới thiệu tại sự kiện.
EOR 21 có 8 phát hiện và khuyến nghị chính như sau:
- Hoàn toàn khả thi để phát triển một hệ thống năng lượng có mức phát thải ròng bằng không với chi phí tăng thêm chỉ 10% so với kịch bản cơ sở nếu thực hiện đúng cách.
- Để đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050 với chi phí thấp nhất, các nguồn năng lượng tái tạo cần là nguồn thay thế chính cho nhiên liệu hoá thạch. Hệ thống điện cần đáp ứng 70% nhu cầu năng lượng vào năm 2050. Các nguồn năng lượng tái tạo chính là điện mặt trời (75%) và điện gió (21%).
- Quá trình chuyển đổi xanh của hệ thống điện cần nhiều vốn, tương đương mức đầu tư 167 tỷ USD/năm vào năm 2050 với kịch bản net-zero, tức là khoảng 11% GDP dự kiến năm 2050. Do đó việc tiếp cận các giải pháp tài chính chi phí thấp là tối cần thiết.
- Việt Nam cần dừng quy hoạch xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới, tập trung cải tạo các nhà máy đang vận hành để nâng mức độ linh hoạt và tích hợp hiệu quả hơn các nguồn năng lượng tái tạo. Các nhà máy điện khí và LNG hiện cũng đã đủ cho mục tiêu net-zero, do đó không cần thiết xây mới.
- ...

Từ ngày 01/06 đến ngày 21/6/2022, Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam chủ trì phối hợp Công ty Điện lực Quảng Nam tổ chức kiểm tra 06 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định 1881/QĐ-TTg ngày 09/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Đoàn công tác đã kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nghị định 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Thông tư 25/2020/TT-BCT ngày 29/9/2020 của Bộ Công Thương quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện kiểm toán năng lượng và một số quy định của pháp luật có liên quan và tập trung vào các nội dung

Thực hiện Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2019-2030 và Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 7/5/2020 của Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 128/QĐ-BCT ngày 28/01/2022 về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ thực hiện năm 2022 thuộc Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030. Trong đó giao Trung tâm Nghiên cứu phát triển thị trường điện lực và Đào tạo (ERAVCTED) thuộc Cục Điều tiết điện lực là đơn vị đầu mối thiết lập Mạng lưới tiết kiệm điện tại Việt Nam.
Ngày 7/6/2022, Trung tâm Nghiên cứu phát triển thị trường điện lực và Đào tạo (ERAVCTED) thuộc Cục Điều tiết điện lực đã chính thức ra mắt "Mạng lưới tiết kiệm điện tại Việt Nam" tại hai kênh thông tin chính thức của mạng lưới trên nền tảng Zalo và Facebook.
Mạng lưới tiết kiệm điện được xây dựng với mục tiêu kết nối

Ngày 18/05/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Công văn số 2682/BCT-TKNL về việc khảo sát đánh giá thực thi và xây dựng định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Bộ Công Thương đang tiến hành tổng kết, đánh giá, nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nghiên cứu này sẽ làm cở sở đề xuất xây dựng các công cụ pháp lý tăng cường hỗ trợ hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt là công cụ tài chính như xây dựng Quỹ phát triển năng lượng bền vững, công cụ hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh vay…Nghiên cứu cũng sẽ tập trung xây dựng các hành lang pháp lý trong việc đảm bảo chất lượng cho các dịch vụ tư vấn, kiểm toán năng lượng, quản lý năng lượng, đào tạo để đảm bảo thị trường vận hành minh bạch hiệu quả...

Các giải pháp tiết kiệm năng lượng được áp dụng tại các cơ sở sử dụng năng lượng không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tuân thủ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, mà còn góp phần giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Các chuyên gia về giải pháp tiết kiệm điện trong môi trường làm việc:
- Sử dụng các thiết bị có dán nhãn năng lượng: Nhãn năng lượng là công cụ hiệu quả trong thúc đẩy thị trường cho các phương tiện và thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng.
- Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng và nguồn không khí tự nhiên: thay vì bật đèn chiếu sáng vào ban ngày, bật quạt hay điều hòa để làm mát… thì việc thường xuyên mở những cánh cửa của văn phòng làm việc sẽ giúp hạn chế sử dụng các thiết bị điện, giúp tiết kiệm điện một cách tối đa và giảm lượng khí thải carbon ra môi trường.

Thời gian qua Bộ Công Thương đã thực hiện nhiều chương trình, dự án thúc đẩy phát triển thị trường đầu tư tiết kiệm năng lượng, trong đó có thử nghiệm các cơ chế cho vay ưu đãi. Trong giai đoạn trước, cùng với Ngân hàng Thế giới, Bộ Công Thương đã triển khai dự án Tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp Việt Nam (VEEIE). Trong đó, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các khoản vay ưu đãi để nâng cao năng lực tài chính, sẵn sàng chuyển đổi công nghệ hiệu quả năng lượng cao. Dự án đã thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm. Tổng số số vốn đối ứng từ doanh nghiệp để thực hiện các tiểu dự án đạt mức 31 triệu USD.
Việc thành lập và vận hành Quỹ RSF là một nỗ lực dài hơn giữa Bộ Công Thương và Ngân hàng Thế giới, nhằm mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động tiết kiệm năng lượng trong khối doanh nghiệp công nghiệp. Ban Quản lý dự án tin tưởng những nỗ lực này sẽ đóng góp hiệu quả vào mục tiêu Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP) và các cam kết của Việt Nam trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Ngày 8/3, Kiểm toán Nhà nước đã có văn bản số 277/QĐ-KTNN quyết định triển khai kiểm toán chuyên đề đánh giá hiệu quả của chính sách ưu đãi và hỗ trợ về thuế, đất đai, bảo vệ môi trường cho phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo theo Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đề nghị của Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về danh mục các dự án năng lượng tái tạo từ năm

Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Bền vững, Bộ Công Thương phối hợp với Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Việt Nam (VETS) tổ chức các khóa đào tạo đào tạo trực tuyến/online “Quản lý năng lượng trong 5 ngày từ 18-22/04/2022
Đối tượng tham dự khóa đào tạo là cán bộ quản lý, kỹ thuật đến từ các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tòa nhà ,... nằm trong danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm ...

Chiều 7/4/2022, Hội thảo trực tuyến “Tham vấn về đề xuất sử dụng định mức tiêu hao năng lượng và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho ngành nhựa” do Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương và Đại diện Cục Năng lượng Đan Mạch, phối hợp tổ chức. Hội thảo nằm trong khuôn khổ hoạt động của “Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2020-2025” -Chương trình DEPP3. Chương trình do Bộ Công Thương phối hợp với Cục Năng lượng Đan Mạch thuộc Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Đan Mạch và Đại sứ quán Đan Mạch triển khai...

Chương trình quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (VNEEP3) đã đặt mục tiêu tiết kiệm từ 8-10% tổng năng lượng tiêu thụ. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực không nhỏ của tất cả các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, vai trò hỗ trợ, thúc đẩy của các cơ quan quản lý cũng là yếu tố rất quan trọng. Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) chia sẻ về các mục tiêu tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp và hoạt động của chương trình VNEEP nhằm thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng năng lượng hiệu quả.

Sở Xây dựng Long An vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng đối với Công ty cổ phần Điện mặt trời Europlast Long An và Công ty cổ phần Năng lượng BGC- Băng Dương khi thực hiện dự án điện năng lượng mặt trời trên địa bàn.
Cụ thể, Công ty cổ phần Điện mặt trời Europlast Long An khi thực hiện dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời tại xã Mỹ Thạnh Bắc, huyện Đức Huệ, Long An lựa chọn tổ chức, cá nhân không đủ năng lực thi công và giám sát xây dựng; không gửi báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi báo cáo không đầy đủ các thông tin liên quan đến quá trình xây dựng theo quy định; bàn giao, đưa công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định ...

Chiều ngày 14/3/2022, trong khuôn khổ Chương trình hợp tác đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2020-2025 (DEPP3) đã diễn ra hội thảo tham vấn các cơ chế hỗ trợ và tài chính ưu đãi cho đầu tư hiệu quả năng lượng tại các cơ sở công nghiệp. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), Cơ quan năng lượng Đan Mạch, các Sở Công Thương, tổ chức quốc tế, ngân hàng và doanh nghiệp. Dựa trên phân tích đánh giá, các chuyên gia đưa ra ba phương án thiết kế cơ chế thỏa thuận tự nguyện thực hiện HQNL trong lĩnh vực công nghiệp gồm: VA không có ưu đãi đầu tư, VA với hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn thương mại và

Theo số liệu khảo sát, cả năm 2021 mới kiểm toán năng lượng được 91 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; xây dựng mô hình quản lý năng lượng được 17 cơ sở; hỗ trợ đầu tư trang thiết bị hiệu suất cao tiết kiệm năng lượng (TKNL) cho 11 cơ sở; 12 toà nhà được đánh giá hiệu quả năng lượng.
Hiện nay, các ngành công nghiệp đang chiếm hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc, với tiềm năng tiết kiệm năng lượng lên tới 30-35%. Trên cơ sở "Danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm" được Thủ tướng Chính phủ ban hành, các doanh nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng từ

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 55/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về tình hình hoàn thiện Quy hoạch điện VIII. Theo đó, Phó Thủ tướng cơ bản thống nhất với dự thảo Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương báo cáo với đề xuất tổng công suất nguồn đặt đến năm 2030 khoảng 146.000MW, đến năm 2045 khoảng trên 352.000MW.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương rà soát nghiên cứu chuyển đổi năng lượng theo hướng sẽ giảm các nhà máy nhiệt điện, giảm quy mô nguồn điện mặt trời, tăng nguồn điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII cho phù hợp, bảo đảm hiệu quả. Quy hoạch điện mặt trời giai đoạn 2031 - 2045 còn quá cao

Ngày 10/3, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thuộc Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ tổ chức hội thảo xây dựng Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường - xã hội của dự án điện sinh khối nối lưới. Hội thảo nhằm giúp các chủ đầu tư đáp ứng yêu cầu của Nhà nước và các tổ chức tài chính trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án “Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam” (BEM).
Nội dung chính của tài liệu dự kiến gồm 3 phần:
- Các đặc tính của nhà máy điện sinh khối: cung cấp các thông tin cơ bản về loại và đặc điểm của nguyên liệu, công nghệ, thiết bị, vận hành nhà máy điện sinh khối và khuôn khổ quốc gia về điện sinh khối cùng các vấn đề về môi trường - xã hội liên quan.

Ngày 24/02/2022 Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 243/QĐ-BCT quy định hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3496/QĐ-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2020.
Theo đó, Quy định này hướng dẫn quy trình công nhận, công bố và tiếp cận tổ chức, cá nhân thuộc

Ngày 31/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Nghị định quy định rõ mức phạt các hành vi vi phạm quy định về Giấy phép hoạt động điện lực.
Theo đó, phạt tiền tổ chức từ 50 - 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Hoạt động điện lực trong thời gian Giấy phép hoạt động điện lực bị mất, bị thất lạc mà không báo cáo cơ quan cấp giấy phép; không báo cáo

Ngày 22/12/2021, Báo VietnamNet tổ chức Tọa đàm "Tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt và sản xuất" nhằm bàn luận sâu hơn về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Khách mời tham gia gồm:
- Chuyên gia năng lượng Đỗ Thị Việt Hà
- Chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh
- Ông Lê Công Tuấn Kiệt, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Bóng đèn Điện Quang ...

Sáng ngày 28/12/2021, Tạp chí Năng lượng Sạch Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hội thảo “Dấu ấn COP26 và thách thức đặt ra đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm Việt Nam” tại phòng 201, tầng 2, khách sạn Army – 1A Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội

Ngày 15/12/2021, Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2021, Giải thưởng Hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2021”. Chương trình được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.