
Ngày 28/4/2022, Bộ Công Thương đã đăng tải Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 32/2017/TT-BCT hướng dẫn Luật hóa chất và Nghị định 113/2017/NĐ-CP. Dự thảo đề xuất sửa đổi các Điều 1, 3, 4, 6, 7, 9, 10 của Thông tư 32/2017/TT-BCT. Cụ thể, thông tư này điều chỉnh các quy định về thời hạn Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế; Biểu mẫu Sổ theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng tiền chất công nghiệp; Ghi nhãn hóa chất; Thời hạn nộp báo cáo hoạt động hóa chất hàng năm, ...
Xem toàn văn dự thảo TẠI ĐÂY
Các nội dung sửa đổi chính
- Bổ sung thời hạn Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế
Giấy phép cấp mới và cấp điều chỉnh có thời hạn hiệu lực là 5 năm kể từ ngày cấp. Thời hạn của Giấy phép cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép đã cấp.
=> Hiện tại, Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 113/2017/NĐ-CP cũng đang được xây dựng. Đối với Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực, thời hạn của Giấy phép được tính thêm 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
- Bổ sung biểu mẫu Sổ theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng tiền chất công nghiệp
Biểu mẫu lập Sổ theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng tiền chất công nghiệp được hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục 11 của Thông tư này.
- Bổ sung quy định về phân loại, ghi nhãn hóa chất
Việc ghi nhãn hóa chất ...

Ngày 31/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Trong đó, Điều 1 Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 71/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất.
Xem toàn văn của Nghị định TẠI ĐÂY

Quan trắc môi trường là hoạt động quan trọng đối với các cơ sở, doanh nghiệp với trách nhiệm bảo vệ môi trường. Các hình thức quan trắc bao gồm: quan trắc môi trường lao động, định kỳ hoặc hệ thống quan trắc tự động, liên tục… thường được triển khai theo tần suất, thời gian đúng quy định của pháp luật
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp không thực hiện đúng, không đầy đủ thường bị xử phạt vi phạm hành chính. Và mức phạt đối với tổ chức sẽ gấp đôi so với cá nhân.
Các hình thức xử phạt trong lĩnh vực quan trắc gồm:

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định 2 trách nhiệm gồm tái chế và xử lý chất thải. Đối với trách nhiệm tái chế, doanh nghiệp phải tự mình tổ chức tái chế một số sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc đóng góp tài chính để hỗ trợ hoạt động tái chế. Đối với trách nhiệm xử lý chất thải, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu một số sản phẩm, bao bì phải có trách nhiệm đóng góp tài chính để hỗ trợ xử lý chất thải.
Nguồn tài chính đóng góp từ nhà sản xuất, nhập khẩu sẽ được hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì hoặc xử lý chất thải sinh hoạt, tuân thủ nguyên tắc quản lý, sử dụng minh bạch, hiệu quả và đúng mục đích. Để thiết lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.
Mục đích xây dựng, ban hành Thông tư nhằm quản lý, sử dụng nguồn tài chính đóng góp của nhà sản xuất, nhập khẩu một cách minh bạch, hiệu quả và đúng mục đích – nguồn tài chính này không phải là thuế, phí nên không đưa vào ngân sách mà sẽ được sử dụng hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động tái chế, xử lý chất thải.
1. Nội dung cơ bản của dự thảo Thông tư:
Dự thảo Thông tư gồm có 5 chương 33 điều, cụ thể:...

1. Đối tượng phải thực hiện ĐTM
- Đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường là Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 điều 28 Luật BVMT 2020 (Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:
- Dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý CTNH; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
- Dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường
- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường
- Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường
- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
- Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
2. Hướng dẫn tra cứu
Để xác định được cơ sở phải thực hiện hồ sơ môi trường nào, dựa vào các tiêu chí môi trường để phân loại dự án đầu tư theo Khoản 1 Điều 28 Luật BVMT:...

I. Khái niệm
- Thuế bảo vệ môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Thuế bảo vệ môi trường được xem là một loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Đánh thuế môi trường là hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường.
- Phí bảo vệ môi trường là khoản thu của Nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên để xây dựng, bảo dưỡng môi trường. Đồng thời tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế.
Phí bảo vệ môi trường được xem là khoản thu bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích hoặc sử dụng một dịch vụ môi trường nào đó....

Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải ra môi trường phải thực hiện quan trắc theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 của Luật BVMT 2020, bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
1. Đối tượng quan trắc:
1. Thành phần môi trường phải được quan trắc bao gồm:
a) Môi trường nước gồm nước mặt, nước dưới đất, nước biển;
b) Môi trường không khí xung quanh;
c) Môi trường đất, trầm tích;
d) Đa dạng sinh học;
e) Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.
2. Nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm phải được quan trắc bao gồm:
a) Nước thải, khí thải;
b) Chất thải công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
c) Phóng xạ;
d) Chất ô nhiễm khó phân hủy phát thải và tích tụ trong môi trường;
e) Các chất ô nhiễm khác.

Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường là hoạt động mà chủ đầu tư cung cấp thông tin về dự án, những tác động tích cực có khả năng xảy ra khi triển khai dự án, những giải pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực; dự báo những tác động tích cực của dự án, đồng thời lắng nghe ý kiến, sự phân tích, đánh giá của những đối tượng liên quan về những tác động của dự án. Chất lượng hoạt động tham vấn ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
1. Chủ dự án phải tham vấn những đối tượng nào?
Trong quá trình xây dựng báo cáo ĐTM, chủ đầu tư dự án phải tham vấn cộng đồng dân cư và các tổ chức có liên quan.
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 08/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, chủ đầu tư phải tham vấn:
- Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi tác động môi trường do các hoạt động của dự án gây ra, bao gồm: cộng đồng dân cư, cá nhân sinh sống, sản xuất, kinh doanh tại khu vực đất, mặt nước, đất có mặt nước, khu vực biển bị chiếm dụng cho việc đầu tư dự án; cộng đồng dân cư, cá nhân nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của nước thải, khí thải, bụi, tiếng ồn, chất thải rắn, chất thải nguy hại do dự án gây ra; cộng đồng dân cư, cá nhân bị ảnh hưởng do các hiện tượng sụt lún, sạt lở, bồi lắng bờ sông, bờ biển gây ra bởi dự án…

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo định kỳ hàng năm mà doanh nghiệp phải thực hiện để báo cáo đến cơ quan quản lý về tổng thể công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở. Báo cáo môi trường sẽ tích hợp các loại báo cáo định kỳ hàng năm của Doanh nghiệp, bao gồm: Báo cáo giám sát chất lượng môi trường/Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường, Báo cáo quản lý chất thải nguy hại, Báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường.
Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành hành Nghị định 08/2022/NĐ-CP và thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật môi trường năm 2020. Theo đó, căn cứ theo chương V, Mục 3, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022, quy định thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2022 như sau ...

Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải là việc vận hành nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả và sự phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình xử lý chất thải của chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Hiện nay, Luật BVMT 2020 mới áp dụng từ 1/1/2022, có nhiều điểm thay đổi, nhiều doanh nghiệp sau khi được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường băn khoăn không biết sẽ cần thực hiện các thủ tục gì tiếp theo. Thủ tục vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sẽ được thực hiện khi nào?