
Khoảng 0h Sáng ngày 10/7/2022, người dân sống gần kho hóa chất làm thức ăn chăn nuôi trên đường Trần Đại Nghĩa, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh bất ngờ nghe nhiều tiếng nổ lớn từ trong kho. Sau đó, đám cháy bốc lên nghi ngút khiến nỗ lực dập lửa ban đầu bất thành.
Ngọn lửa bao trùm nhà kho rộng hơn 1.000 m2, sau đó lan sang nhiều phòng trọ kế bên khiến người đàn ông 52 tuổi (chủ nhà trọ) bị bỏng nặng, được đưa đi cấp cứu.
Gần chục xe chữa cháy sau đó

Ngày 26/4/2022 tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội thảo “Phổ biến quy định pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô dôn”. Hội thảo này nhằm cập nhật các quy định quản lý mới được ban hành, tập trung vào các chất được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 01/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Bộ Tài nguyên môi trường Mai Kim Liên cho hay, là thành viên tham gia Nghị định thư Montreal, Việt Nam có nghĩa vụ kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo lộ trình thực hiện Nghị định thư Montreal. Các chất được kiểm soát, loại trừ theo quy định của Nghị định thư Montreal bao gồm:
- Chlorofluorocarbon (CFC)
- Halon,
- Carbon tetrachloride (CTC)
- Hydrochlorofluorocarbon (HCFC)

Ngày 16/6/2022, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 726/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Theo đó, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng công nghiệp ngành hóa chất đạt bình quân từ 10-11%/năm vào năm 2030; từ 7-8%/năm trong giai đoạn đến năm 2040. Tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp đạt khoảng 4-5% vào năm 2030 và duy trì khoảng 4-5% đến năm 2040.
Ngoài ra

Ngày 2/6/2022, Tổng cục môi trường (Bộ Tài nguyên & môi trường) đã bắt đầu triển khai lấy ý kiến góp ý của Bộ ngành, hiệp hội và các doanh nghiệp về Dự án "Giảm thiểu phát thải và tác động của các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), hóa chất nguy hại và thủy ngân thông qua quản lý vòng đời sản phẩm và nhãn sinh thái", do Bộ phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) để xây dựng và trình Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) phê duyệt. Dự án được xây dựng nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng bền vững thông qua việc giảm thiểu sử dụng và phát thải các chất POP, các chất POP phát sinh không chủ định (UPOP) và thủy ngân trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm thuộc một số ngành chính như nhựa, dệt may trong đó được hỗ trợ bởi hệ thống nhãn sinh thái, cơ chế và tài chính xanh và mua sắm công xanh. Dự án được triển khai trong vòng 4 năm từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2026.
Toàn văn bản kế hoạch Dự án (tiếng Anh) được đăng tải theo đường Link như dưới đây.
http://vea.gov.vn/ASEANimages/Lists/Posts/NewForm/Khung%20bao%20cao%20moi%20truong%20va%20xa%20hoi_Du%20an%20POP%20v%C3%A0%20Nh%C3%A3n%20sinh%20thai_01Jun22.pdf
Cấu trúc bản Kế hoạch bao gổm:
- Giới thiệu chung
- Ảnh hưởng tiềm tàng đến môi trường và xã hội
- Khung pháp lý và cơ chế cho các vấn đề môi trường và xã hội
- Các quy trình đánh giá và quản lý rủi ro

Theo Bộ Công Thương, Nghị định 38/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học (Công ước Cấm vũ khí hóa học) đã đạt được một số kết quả nhất định qua 8 năm thi hành. Bên cạnh các kết quả đạt được, còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục được chỉnh lý để hoàn thiện trong thời gian tới, cụ thể:
- Hóa chất Bảng là hóa chất lưỡng dụng, là những hóa chất cơ bản (đặc biệt là hóa chất Bảng 3) không thể thiếu trong ngành công nghiệp hóa chất được sử dụng để làm phụ gia trong sản xuất xi măng, sản xuất một số loại mỹ phẩm, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất các loại keo dán, dung dịch làm mát.
- Tính lưỡng dụng của các loại hóa chất Bảng đang đặt ra những khó khăn nhất định trong công tác quản lý sao cho vừa phát triển kinh tế, xã hội, vừa quản lý theo đúng mục đích của Công ước Cấm vũ khí hóa học. Do đó, các quy định về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hóa học cần hoàn thiện để phù hợp với các quy định của Luật Hóa chất và phù hợp với Công ước.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, rà soát các quy định về xuất nhập khẩu hóa chất Bảng để chỉnh lý cho phù hợp hơn nhằm giảm bớt sự chênh lệch về số liệu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia trong việc cung cấp thông tin cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.
Nghị định 38/2014/NĐ-CP quy định

Phó thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 726/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 với quan điểm phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp hóa chất, ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, hướng tới tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn…. Trong đó đề cập đến 3 nội dung trọng điểm:
1. Làm chủ công nghệ một số sản phẩm chất lượng cao
Mục tiêu là đến năm 2040, công nghiệp hóa chất Việt Nam được phát triển với đa số các phân ngành có công nghệ tiên tiến chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cần, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; bước đầu chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, làm chủ công nghệ sản xuất một số sản phẩm chất lượng cao; phát huy nội lực, góp phần vào phát triển một nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ.
2. Phát triển ngành công nghiệp hoàn chỉnh gồm 10 phân ngành
Theo định hướng, công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển theo hướng là một ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại với cơ cấu ngành tương đối hoàn chỉnh gồm 10 phân ngành:

Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 38/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học (Nghị định 38).
Theo Bộ Công Thương, Nghị định 38 (Công ước Cấm vũ khí hóa học) đã đạt được một số kết quả nhất định qua 8 năm thi hành. Bên cạnh các kết quả đạt được, còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục được chỉnh lý để hoàn thiện trong thời gian tới, cụ thể:
Hóa chất Bảng là hóa chất lưỡng dụng, là những hóa chất cơ bản (đặc biệt là hóa chất Bảng 3) không thể thiếu trong ngành công nghiệp hóa chất được sử dụng để làm phụ gia trong sản xuất xi măng, sản xuất một số loại mỹ phẩm, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất các loại keo dán, dung dịch làm mát. Tính lưỡng dụng của các loại hóa chất Bảng đang đặt ra những khó khăn nhất định trong công tác quản lý sao cho vừa phát triển kinh tế, xã hội, vừa quản lý theo đúng mục đích của Công ước Cấm vũ khí hóa học.
Do đó, các quy định về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hóa học cần hoàn thiện để phù hợp với các quy định của Luật Hóa chất và phù hợp với Công ước.
Với các lý do nêu trên, việc xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 38/2014/NĐ-CP

Hiện nay, kinh tế tuần hoàn là một xu hướng tất yếu đối với sự phát triển chung của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, xã hội; đặc biệt là lĩnh vực chế biến, chế tạo. Và ngành công nghiệp hóa chất chính là yếu tố không thể thiếu để thực thi một nền kinh tế tuần hoàn.
Các khu công nghiệp hoá chất tập trung sẽ thu hút các dự án sản xuất hóa chất và các dự án sử dụng hóa chất để sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp khác. Các sản phẩm và chất thải của nhà máy này trở thành nguyên liệu của nhà máy khác trong tổ hợp, giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đồng thời nhờ đó hình thành được mô hình kinh tế tuần hoàn, tạo ra chuỗi giá trị gia tăng trong toàn ngành. Các Khu công nghiệp hóa chất tập trung được định hướng xây dựng tại các địa điểm vị trí địa - kinh tế, chính trị thuận lợi, có lợi thế về nguồn nguyên liệu, cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, dịch vụ cho người lao động, dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa…, có hệ thống quản lý, giám sát để đảm bảo các yêu cầu về an toàn, môi trường. Nhiều quốc gia phát triển tại châu Âu và tại các châu lục khác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ…) đã rất thành công với mô hình này.
Việc hình thành các khu công nghiệp hoá chất tập trung sẽ

Vụ Dầu khí và Than đang thực hiện xin ý kiến các cơ quan về Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về “Yêu cầu thiết kế, lắp đặt, vận hành kho chứa LNG nổi”. Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia "Yêu cầu thiết kế, lắp đặt, vận hành kho chứa LNG nổi" quy định các yêu cầu chung và các hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn và đáp ứng yêu cầu môi trường cho quá trình thiết kế và vận hành kho chứa LNG nổi bao gồm các thiết bị để hóa lỏng, tồn chứa, tái hóa khí, giao nhận và xử lý LNG. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với Hệ thống thiết bị hóa lỏng LNG nổi; Hệ thống tồn chứa và tái hóa khí LNG nổi; Hệ thống tồn chứa LNG nổi.
Theo Dự thảo, tiêu chuẩn này áp dụng đối với kho chứa LNG nổi lắp mới và kho chứa LNG nổi cái hoán ở ngoài khơi, gần bờ hoặc trong bến. Bên cạnh đó, phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này còn áp dụng cho tất cả cầu cảng liên quan đến kho chứa LNG nổi có neo đậu và cũng đề cập sơ bộ tới các khái niệm neo đậu của kho chứa LNG nổi. Tiêu chuẩn không áp dụng cho:
- Kho chứa, nhà máy hoặc cơ sở tồn chứa, hóa lỏng và/hoặc tái hóa khí trên bờ, ngoại trừ

UBND tỉnh Quảng Nam vừa ra Quyết định số 1503/QĐ-UBND về xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần (CP) xây dựng ngầm Hà Nội do có hành vi vi phạm hành chính bảo quản vật liệu nổ công nghiệp.Theo đó Công ty CP xây dựng ngầm Hà Nội đã có hành vi vi phạm hành chính bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tại kho không đáp ứng các yêu cầu về xây dựng, an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm, soát tĩnh điện và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; vi phạm quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 53 Nghị định số 71/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ.
Hình thức xử phạt chính là

Từ giữa tháng 1/2018, toàn bộ các đơn vị khai báo hóa chất nhập khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thông tin khai báo sẽ tự động chuyển đến hệ thống của Bộ Công Thương và được phản hồi tự động qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tới các tổ chức, cá nhân khai báo và cơ quan hải quan. Theo quy định này, thủ tục khai báo hóa chất được thực hiện đơn giản, nhanh gọn (24/24h và ở bất cứ địa điểm nào), doanh nghiệp không phải trực tiếp nộp bản cứng tại Bộ Công Thương và Hải quan, kết quả được phản hồi tự động ngay sau khi tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ, không tốn thời gian đi lại, chờ đợi kết quả - giảm từ 5 ngày làm việc xuống còn 0 ngày làm việc. Tính từ thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đến lúc nhận kết quả chỉ khoảng 15 giây, tùy theo điều kiện đường truyền.Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công Thương không phải nhập số liệu thủ công, giảm chi phí in ấn, lưu trữ hồ sơ. Chi cục Hải quan các cửa khẩu cũng có thể tra cứu thông tin khai báo hóa chất của doanh nghiệp qua mạng Internet.
Ngày 29/4, Bộ Công Thương đã ban hành Chương trình chuyển đổi số của Bộ giai đoạn 2022 – 2025, trong đó xác định tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử tại các đơn vị thuộc Bộ trên cơ sở cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, thực hiện chuyển đổi số một cách tổng thể và toàn diện. Chương trình đặt mục tiêu tỷ lệ giải quyết theo

Dự thảo bổ sung quy định "Thời hạn của Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp" như sau:
- Giấy phép cấp mới và cấp điều chỉnh có thời hạn hiệu lực là 5 năm kể từ ngày cấp.
- Thời hạn của Giấy phép cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép đã cấp.
- Đối với việc phân loại và ghi nhãn hóa chất, dự thảo nêu rõ: Việc ghi nhãn hóa chất được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
- ...

Ngày 25/4/2022 ở Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố kế hoạch thiết lập danh sách các hợp chất độc hại có trong tã lót, PFAS (những chất hóa học không có trong tự nhiên) có trong hộp bánh pizza hoặc chất PVC trong giày dép để cấm hoàn toàn việc sử dụng chúng. Đây là những hóa chất cực kỳ phổ biến nhưng có hại cho sức khỏe.
Những chất bị cấm bao gồm nhóm PVC (polyvinyl clorua), loại nhựa không thể tái chế dễ dàng, được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm như đồ chơi, bao bì thực phẩm,

Ngày 18/4/2022, Sở Công Thương gửi công văn đề xuất UBND TP HCM ngừng thực hiện dự án trung tâm hoá chất thay thế chợ Kim Biên do gặp nhiều vướng mắc và đánh giá đề án không còn phù hợp. Dự án Trung tâm Kinh doanh hương liệu, hoá chất (thay thế chợ Kim Biên) rộng hơn 11,2 ha có tổng mức đầu tư hơn 1.350 tỷ đồng, được TP HCM thông qua chủ trương từ 2016. Trung tâm này được xây dựng tại Khu chức năng số 15 trong Khu đô thị mới Nam TP HCM thuộc phường 7, quận 8. Dự án có 0,7 ha chồng ranh với công trình xây dựng bờ bao và cống ngăn triều trên rạch Cầu Sập (quận 8) nên phải điều chỉnh ranh dự án. Hệ quả là phải thay đổi chi phí đầu tư và các hồ sơ pháp lý liên quan. Bên cạnh đó, hiện thành phố không còn tồn tại kho chứa hoá chất nguy hiểm trong khu dân cư. Do đó, việc đầu tư Trung tâm này để di dời các cơ sở kinh doanh kho chứa hoá chất gây mất an toàn như mục tiêu ban đầu không còn phù hợp. Chi phí thực hiện dự án cũng cao nên đơn giá cho thuê mặt bằng kinh doanh hoá chất khó thu hút khách thuê so với các kho xưởng tại khu công nghiệp...

Hiện nay, tại huyện Chương Mỹ còn 2 điểm chứa thuốc bảo vệ thực vật bị “bỏ quên” hàng chục năm, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, gồm: Kho chứa thuốc bảo vệ thực vật ở thôn Ninh Sơn (thị trấn Chúc Sơn) có diện tích khoảng 300m2 thuộc Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Hà Tây (cũ) quản lý, đã dừng hoạt động hơn chục năm nay. Hiện, khu vực này đổ nát, nền nhà kho và khu vực xung quanh tồn lưu nhiều loại hóa chất độc hại và điểm tồn lưu hóa chất ở thôn Hòa Xá (xã Đồng Phú), có diện tích 16m2. Hiện, khu vực này đã mất dấu vết do địa phương xây dựng công trình lên trên.
Theo báo cáo của UBND huyện Chương Mỹ, hai khu vực này trước đây chứa

Ngày 24/ 02/2022, Bộ Công thương ban hành Quyết định 243/QĐ-BCT quy định về hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương. Theo đó quy định này áp dụng với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công thương; các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên pháp luật ngành Công Thương và các tổ chức cá nhận có liên quan khác.
Mạng lưới tư vấn viên pháp luật ngành Công Thương là một bộ phận của mạng lưới tư vấn viên theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm

Ngày 17/1/2022, 4 hóa chất nguy hiểm được sử dụng trong mỹ phẩm, cao su, chất bôi trơn, chất làm kín và mỡ bôi trơn đã được đưa thêm vào danh sách các chất được quan tâm cao của ECHA (gọi là Candidate list) vì nó có đặc tính phá vỡ hormone ở người. 4 chất gồm:
- 2,2'-Methylenebis(6-tert-butyl-p-cresol) (CAS: 119-47-1);
- Tris(2-methoxyethoxy) (vinyl)silane (CAS: 1067-53-4);

Ngày 31/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Nghị định có hiệu lực từ ngày 31/01/2022...

Bộ Công Thương đang thực hiện xin ý kiến rộng rãi các cơ quan/đơn vị về dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết kế, vận hành kho chứa LNG và hệ thống tái hóa khí trên bờ.
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu an toàn cho quá trình thiết kế, vận hành, bảo dưỡng và các yêu cầu chung về an ninh và môi trường cho kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cố định trên bờ, được giới hạn bởi vị trí đầu vào của LNG (dạng lỏng) và đầu ra (dạng lỏng hoặc khí).
Quy chuẩn kỹ thuật này không đưa ra

Ngày 04/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, trong đó quy định liên quan đến hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu tiền chất do Bộ Công Thương quản lý. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022

Thông tư số 49/2020/TT-BCT “Quy chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm hóa chất Poly Aluminium Chloride (PAC)” chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.Trong đó quy định chi tiết về quy chuẩn kỹ thuật hàm lượng của các chất có trong PAC: Hàm lượng AL2O3 ≥ 28%, độ kiềm từ 40-90, hàm lượng cặn không tan trong nước ≤ 1,5, hàm lượng sắt ≤ 300, hàm lượng Asen ≤ 5 (ppm), hàm lượng thủy ngân ≤ 0,6, hàm lượng chì ≤ 90 ppm.